<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Gợi Chút Dĩ Vãng
Tác giả: Thái Hóa Lộc

GỢI CHÚT DĨ VÃNG

 

THÁI HÓA LỘC

 

“Sông sâu nước chảy đục mờ,

 

Nắng chiều đã xế qua bờ bên kia.

 

Lưng trời có áng mây bay,

 

Chiều nay mây có bay về xứ tôi.”

 

Nguyễn Bính

 

       Đứng trước cổng tam quan của Từ Đàm Hải Ngoại nhưng tôi lại liên tưởng đến chùa Từ đàm ở Huế mặc dù chưa một lần được đặt chân đến Huế. Chiến tranh đưa tôi xuôi Nam nhiều hơn là ở Trung, ngay cả quê hương Bình Định của tôi. Do đó khi nhớ lại những câu thơ trên của Nguyễn Bính mà có cảm tưởng như tôi đang lạc vào Từ đàm của cố đô Huế qua cảm giác và tưởng tượng như buổi chiều hôm nay.

 

              Tâm trí tôi lẩn quẩn những hình ảnh đầu tiên khi tôi đến thăm chùa, cảnh chùa hoang vắng chỉ có một mình vị Trú trì, người mà tôi quen thân khi còn ở trại tỵ nạn Hồng Kông năm 1979. Tôi không phải là một Phật tử thuần thành, tôi đến chùa không để lễ Phật mà thường là để chia xẻ buồn vui với Thầy Trú trì nhiều hơn. Những ngọt bùi cay đắng đã qua, có thời gian hai thầy trò chúng tôi năm hai bên bệ dưới chân đức Phật qua những đêm mùa đông không đủ tiện nghi của ngôi chùa lúc ban đầu. Ngôi chánh điện của Từ đàm lúc bấy giờ là từ một nhà thờ nhỏ hẹp, mục nát của giáo phái Tin lành người Mỹ sang nhượng lại. Những hình ảnh cũ kỹ, kỷ niệm niệm trong đầu như những tấm hình loang lỗ, hoen màu, tình cờ tìm thấy như khi soạn lại chồng sách cũ. Vậy mà nhiều khi qua những cơn mơ dài, mộng mị… để khi tỉnh giấc, tôi lại nhớ quay quắt về những kỷ niệm xưa cũ.

 

              Đối với tôi, những kỷ niệm về Từ đàm Hải ngoại, về thầy trú trì Thích Tín Nghĩa, mới ngày nào mà tôi cảm thấy hình như xa lắm về sự thay đổi nhanh chóng của Từ đàm. Có lẽ tôi đang sống một kiếp khác. Cái mới quyện lấy cũ, cái thực tế pha trộn với kỷ niệm xa xưa bồng bềnh, lãng đãng như mây khói đang quyện trong tâm tư. Nhớ nhớ quên quên. Vì lẽ cuộc sống mà tôi có trong hiện tại, hình như chẳng có một cái gì ăn khớp, hòa điệu với nhau. Đôi lúc chính tôi tự cảm thấy lạc long trong những ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan; kỷ niệm gì để làm mốc cho thời điểm sống lúc ấy ? Có chăng là những nỗi niềm tuyệt vọng. Tâm trạng đó như lời hát của một bản nhạc thời đại nào “có điều gì hình như tuyệt vọng, rơi rất gần, rơi xuống trong tôi…

 

              Sống trên đất nước tạm dung, con người quá đầy đủ từ trẻ em đến người lớn, nhưng Từ đàm Hải ngoại thì lúc nào cũng thiếu hụt. Thầy trú trì phải tất tả ngược xuôi để Từ đàm được đứng vững và vươn lên, sẽ là di sản văn hóa đặc thù không những chỉ cho Từ đàm quốc nội nói riêng mà của cả văn hóa Phật giáo và Việt Nam nói chung. Muốn được như vậy không phải là một điều dễ dàng, một người hoặc hai người như thầy Tín Nghĩa và sư cô Hạnh Thanh có thể làm được mà chung cả thiện nam tín nữ gần xa ở hải ngoại. Tuy nhiên, nếu không có Thượng tọa là chủ đích và Sư cô là một phụ tá đắc lực thì chắc gì Từ đàm Hải ngoại đã có được cái kết quả thành tựu như hôm nay.

 

              Đối với tôi, Từ đàm còn cho tôi hình ảnh đích thực của những ngày Tết ở quê nhà. Quả thật là Tết của mình chứ đâu phải là Tết của xứ người, nhưng chùa luôn luôn giữ trọn những hình ảnh của quê hương. Tôi đưa tâm tư về dĩ vãng, những ngày mà dưa hấu tràn lan khắp các chợ: từ Đa kao qua Tân định, từ Bà chiểu đến Vườn chuối… Đâu đâu cũng có bánh mứt, những lồng gà, lồng heo để tràn lan. Những hàng hoa trái thi nhau khoe sắc để đón mời thiên hạ nhận về trang điểm trong nhà qua những ngày xuân. Không khí tươi đẹp của Tết hằng năm nó cũng được Từ đàm Hải ngoại tìm cách cho sống lại tưng bừng trong khung cảnh của chùa dưới ánh nắng xuân rực rỡ, thật vô cùng ấm áp, thời gian lắng đọng lại, bầu không khí thiên liêng hơn và diễm ảo hơn. Tất cả những vật chung quanh trong chùa đều thay đổi, sửa sang trang trọng. Những câu chuyện về Tết, được truyền tụng, kể lại… Tôi không có được cái hân hạnh về đất thần kinh để có dịp ngắm xem những phong cảnh ở đây, nhất là các ngôi cổ tự và Từ đàm Huế, nhưng không khí Tết tại Từ đàm Hải ngoại đã đưa tôi về với dĩ vãng, về với tuổi thơ xa xưa của mình. Thế hệ ông bà của tôi đã qua, thế hệ của bậc cha anh cũng từ từ đi qua và cũng dần dần chôn vùi những kỷ niệm diễm ảo, tươi đẹp của một thời thơ ấu của chính tôi. Những ngày mà đủ thứ trò chơi của tuổi niên thiếu: “dích” hình “tạt” hình, bắn bi, ném lon, cá sấu lên bờ, năm mười, rượt bắt, nhảy cò cò… mù nào đều có trò chơi mùa nấy, thôi thì đủ thứ.

 

              Ngày ấy đời sống miền Nam còn thanh bình. Đường sá nho nhỏ, một chiều, xe cộ không mấy đông đúc; hai bên đường là những hàng cây cổ thụ xanh tươi màu lá, đêm xuống là vang tiếng côn trùng. Cứ độ khoảng sáu, bảy giờ tối đám trẻ tụ tập lại, bàn chuyện những trò chơi.

 

              Mùa mưa đến, những ngày mưa đầu mùa, thơm mùi đất thì đêm xuống, tiếng côn trùng, tiếng dế thi nhau gáy rang dọc sân trường hay trên bãi cỏ… như kích thích đứa trẻ. “Đi bắt dế nhớ coi chừng rắn cắn nghe con.” Lời dặn của người mẹ như rớt ngoài tai thằng oắt tì, trước mắt nó chỉ biết những chú dế mèn, dế lửa, dế than, dế cơm, … với những cặp càng ngo ngoe. Những trái tim non nớt nôn nao như muốn rớt ra ngoài khi nhìn hai chú dế hăng say đá nhau…

 

              Những ngày mùa hạ, hoa phượng đỏ ối cả sân trường, mùa của những tập lưu bút ngày xanh được chuyển đi bởi những bàn tay bé nhỏ, đầy mực tím :

 

              Mai sau ảnh có phai màu,

 

              Xin đừng xé bỏ mà đau long nầy

 

              Những trưa hè nắng oi ả vang tiếng ve sầu, đi câu: những lúc căng mắt hồi hộp theo dõi cái phao câu bập bềnh trên mặt nước… Đi về quê nghĩ hè… Quê nội, quê ngoại. Lại thấy những ngày lang thang trên bờ ruộng, nắng chang chang, hai bên là những đồng ruộng cò bay thẳng cánh… Có tiếng cá đớp bong. Mùi ruộng, mùi đất hăng hăng thoang thoảng. Rồi lại đi tắm sông. Có những buổi trưa hè, nằm võng ngủ say sưa dưới hàng cây, bên cạnh là một hàng lu hứng nước mưa trong mát. Tiếng hò ầu ơi văng vẳng từ dưới sông, nghe sao mà nhẹ nhàng, êm đềm tha thiết quá…

 

              Còn bây giờ thì tất cả đã xa rồi, xa như Nguyễn Bính đã thốt lên:

 

Quê nhà xa lắc xa lơ đó,

 

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay…

 

              Gia đình, kỷ niệm ngày thơ ấu… để lại đằng sau tất cả. Đến nay thời gian biền biệt trôi qua đã gần hai mươi năm. Đi đâu thì đi, nhưng mỗi lần về với Từ đàm Hải ngoại thăm thầy Tín Nghĩa thì những dĩ vãng xa xưa lại trở về với tôi. Những lá thư từ quê nhà của ba tôi, của em tôi như lá thư sáng nay, tôi đọc đi đọc lại vài lần rồi buông xuống trong buổi chiều của mùa hè nắng hanh hanh của Dallas, tôi thừ người… chẳng còn bãi đất… xe cộ đông đảo, ồn ào, bụi bặm… Tôi hình dung ra giữa tiếng ầm ĩ của xe cộ, mọi người đang lao vào cuộc sống… tự dưng mắt tôi cay cay…

 

              Chiều nay, trong sân chùa Từ đàm, những kỷ niệm cũ thời thơ ấu của đời tôi và chùa Từ đàm như có một hệ lụy nào đó bổng sáng rực trong tâm trí tôi… Vui có, buồn có, đau khổ có… Cái hạnh phúc khi sống trong gia đình cha mẹ, an hem, có bạn bè láng giềng chung quanh, hòa lẫn với những đắng cay, tủi nhục làm cho tôi càng thêm bùi ngùi, xót xa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3148877
Có -510 Khách Đang Online